Khi bắt tay vào thiết kế nhà ở, bạn thường phân vân không biết nên thiết kế như thế nào cho nhà đẹp, cần chú ý những điểm gì trong quá trình thiết kế. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn những điều cần lưu ý khi thiết kế hồ sơ bản vẽ cho nhà.
– Giếng trời
Trong nhà ống thì vấn đề ánh sáng và thoáng khí luôn được đưa lên ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, trong thiết kế các KTS thường ít tận dụng triệt để mặt bằng để lùi một phần diện tích nhỏ làm giếng trời hoặc sân trước, sân sau tạo khoảng không gian để thông thoáng lấy sáng là cần thiết nếu cần thiết có thể thu hẹp diện tích phòng để lấy sáng, thông gió. Tránh trường hợp tận dụng triệt để diện tích mặt bằng nhưng các phòng trong ngôi nhà bí bức, vừa tốn năng lượng để chiếu sáng thông gió nhưng con người sống trong đó cảm giác không thoải mái.
– Xác định rõ các khu vực chức năng
Việc xác định rõ các khu vực chức năng trong nhà là cần thiết tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều này nhiều khi các gia chủ phải nhờ đến sự tư vấn của các trúc sư để phân khu chức năng các nhu cầu của mình sao cho phù hợp với ý muốn và diện tích đất đang có. Do vậy, nếu chưa định hướng được sắp xếp vị trí các phòng chức năng như thế nào cho hợp lý thì bạn có thể liên hệ tới những công ty thiết kế – thi công xây dựng chuyên nghiệp. Ngoài ra việc bố trí công năng các phòng cùng nội thất cũng không thể bỏ qua yếu tố phong thủy.
– Quá trình thiết kế không nên thay đổi nhiều
Việc chủ nhà tham gia vào việc bàn bạc với kts để thiết kế ngôi nhà của mình là đương nhiên tuy nhiên khi xây nhà bạn cần tìm hiểu kỹ và bàn bạc với các thành viên trong gia đình để thống nhất ý tưởng khi đưa ra quyết định thiết kế với kiến trúc sư.Đương nhiên là chủ nhà phải trao đổi với KTS về công năng, sở thích, thói quen sinh hoạt trong quá trình thiết kế. Tuy nhiên, khi đã trình bày đầy đủ yêu cầu, chắc chắn các kiến trúc sư sẽ đưa ra cho bạn những sự lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Bạn cũng không cần thiết phải chỉnh sửa hay thêm bớt một cách ngẫu nhiên mà mọi việc cần phải chuẩn bị kỹ và lên ý tưởng ngay từ đầu, tránh trường hợp phá vỡ cấu trúc thiết kế ban đầu và gây mất thời gian cả của mình lẫn các nhà thiết kế mà vẫn không có được căn nhà ứng ý.
– Không gian xung quanh
Đối với nhà ống, vách tường thường kề sát với những nhà bên cạnh do vậy khi xây dựng khó tránh khỏi những đụng chậm ảnh hưởng tới hàng xóm. Không ít trường hợp xảy ra cãi vã, đền bù trên thực tế vì những ảnh hưởng đã xảy ra từ trước ví dụ như nứt tường…. Do vậy để tránh xảy ra xung đột không đáng có, trước khi khởi công bạn hãy nói chuyện và kiểm tra công trình của họ. Đồng thời, kiến trúc không nên quá độc hay nổi bật mà nên hài hòa với không gian xung quanh.
_ Thiết kế nhà ống hài hòa với khu vực xung quanh.
Thiết kế hài hòa không có nghĩa là phải đồng bộ với các nhà xung quanh nhưng cũng không nên thiết kế màu sắc quá chói, không phù hợp với kiến trúc nhà ở.
Một điều khi xây dựng nhà ống đó là các nhà xây dựng san sát nhau chính vì vậy trước khi xây dựng cần hỏi nhờ các nhà xung quanh cũng như khảo sát kỹ ghi lại các hiện trạng nhằm tránh các sự cố như nứt tường nhưng không biết là đã nứt trước đó hay nứt do xây dựng dẫn tới cãi vã,..