Thời tiết Sài Gòn bắt đầu vào mùa nắng nóng. Công trình, xe cộ ngày càng nhiều, diện tích cây xanh ngày càng bị thu hẹp, làm cho những ngôi nhà khi bước vào mùa nóng nếu không được thiết kế – xây dựng một cách hợp lý để chống lại cái nắng thì ngôi nhà không khác gì “lò bát quái”.
Để đảm bảo ngôi nhà không bị cái nóng mặt trời làm hư, ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi thành viên trong gia đình. Hôm nay, Nhà An Khang sẽ chia sẻ những cách thiết kế, bố trí các vật dụng, công năng từ trong phần xây dựng cho đến trang trí cho ngôi nhà của bạn.
1/ Giải pháp kiến trúc, bố trí mặt bằng công năng các phòng
Để tránh nóng, cần bố trí mặt bằng hợp lý, ưu tiên các không gian chính tránh tiếp xúc với bề mặt hướng mặt trời. Đẩy các không gian phụ như cầu thang, kho, vệ sinh ra phía đó. Ngoài ra, nên tạo những khoảng lùi, khoảng âm như sảnh, logia, khe kỹ thuật…để tránh bức xạ mặt trời chiếu thẳng vào bề mặt không gian chính.
Có thể bạn quan tâm:
Khi xây dựng, bạn cũng có thể bố trí các phòng chặn nắng theo cách sau:
+ Phòng ngủ nên đặt hướng Đông để tránh ánh nắng chiều làm ảnh hưởng sự nghỉ ngơi của gia chủ.
+ Phòng để đồ, phòng tắm nên đặt hướng tây để ngăn nóng.
+ Phòng nghỉ, phòng tiếp khách nên đặt ở hướng Bắc vì ánh sang chiếu vào buổi trưa ít nhất.
+ Đặt vòi phun nước hoặc đồ che nắng, chống nóng tránh ánh sang chiếu thẳng vào nhà.
+ Sơn tường phòng, lát nền bằng màu nhạt nhằm giảm tích nóng (vd: nên chọn sơn tường màu mát như xanh ngọc, xám long chuột cho phòng ngủ để giảm nhiệt.).
+ Nếu khó chọn hướng nhà, hãy ưu tiên hướng tốt để chống nóng. Mở lỗ chống ánh sang tự nhiên và lưu thông không khí.
+ Cần nhất phải có cửa sổ, ban công để lấy gió, ánh sang từ bên ngoài giúp không gian không tù túng, ngột ngạt.
2/ Giải pháp kết cấu
Dung kết cấu chắn nắng lắp rời ngoài kết cấu bao che (tường) để giảm quá trình bức xạ và dẫn nhiệt. Yếu tố này đã được ứng dụng rất nhiều trong kiến trúc hiện đại với các dạng khác nhau, vật liệu khác nhau.
Tổ hợp mặt đứng bằng những kết cấu cứng để chắn nắng, gắn liền với kết cấu chịu lực và bao che. Thường đó là ô văng, các lam chắn nắng theo phương đứng và ngang.
Xây tường dày, tường hộp (rỗng), sử dụng vật liệu cách nhiệt (gạch rỗng, tấm cách nhiệt, tấm 3D panel…) cho kết cấu bao che. Thiết kế cửa hợp lý về vị trí và vật liệu. Các giải pháp này đều dựa trên nguyên lý làm giảm bức xạ và dẫn nhiệt từ bên ngoài.
Tổ chức mặt bằng, thiết kế vị trí và cấu tạo cửa hợp lý. Thiết kế sân trong, giếng trời để tăng cường đối lưu không khí để làm sao cho khối khí nóng thoát lên trên và ra ngoài,
a) Chống nóng cho mái
Mái nhà chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và làm cho ngôi nhà nóng lên rất nhiều, nếu chúng ta xử lý tốt khu vực này sẽ giúp ngôi nhà mát hơn rất nhiều. Có khá nhiều vật liệu chống nóng mà chúng ta có thể áp dụng như mái ngói, gạch, tấm lợp… Khi lắp đặt chú ý giữa mái và trần nên có khoảng cách để giảm bớt độ nóng.
b) Chống nóng tường nhà
Tường nhà cũng là vị trí chịu nhiều tác động của ánh nắng, nếu có thể nên sử dụng loại gạch block để xây tường vì nó có khả năng cách nhiệt tốt. Để tăng thêm hiệu quả chúng ta sẽ xây 2 lớp gạch nhằm giúp ngôi nhà vững chắc hơn, đồng thời chống nóng tốt nhất. Tường ngăn và tường bao nên xây dày để cách nhiệt, cách âm cho không gian nhà bạn.
Không chỉ vậy, mọi người nên sử dụng loại sơn cách nhiệt cho bức tường, trồng thêm dây leo sẽ mang lại hiệu quả chống nóng tuyệt đối.
3/ Giải pháp vật liệu xây dựng
Dung các vật liệu chống nóng cho mái như tấm đan, gạch lỗ, mái tole (đối với mái bằng, bê tông), sử dụng trần giả, cách nhiệt (đối với mái dốc, mái ngói). Sử dụng vật liệu cách nhiệt, kính phản quang, tấm film chống nóng…giải pháp này phải đặc biệt lưu ý vấn đề thông gió cho khối không khí giữa 2 lớp mái. Các kts thường kết hợp việc thông gió này bằng các rãnh thoát nước chạy xung quanh mái.
4/ Giải pháp vật dụng trong nhà
Chống nóng cho ngôi nhà không chỉ dựa vào việc bạn lựa chọn vật liệu lợp mái, chọn gạch xây tường…mà nó cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn bố trí nội thất bên trong ngôi nhà. Ngôi nhà của mình vốn đã nhỏ, đây là điều không thể nào khắc phục được nên việc quan trọng là bố trí nội thất sao cho phù hợp để chúng thoáng mát hơn.
Nên bố trí vật dụng trong nhà đơn giản, đa năng để tiết kiệm diện tích, giúp gió dễ dàng lưu thông vào nhà.
Mọi người có thể sử dụng vòi phun sương, mái hiên để giảm bớt lượng nhiệt hắt vào nhà và ánh sang trực tiếp của mặt trời.
Hãy sơn mới lại ngôi nhà với những màu sơn nước sáng, lựa chọn gạch lát nền cùng tông để giảm nhiệt cho ngôi nhà, giúp không gian thoáng hơn và nhất là tạo cảm giác ngôi nhà rộng rãi hơn rất nhiều.
5/ Giải pháp màu sắc và vật liệu nội thất
Màu sắc cho nhà cần dung tông màu nhạt bên ngoài nhà để giảm hấp thụ nhiệt và nhanh giải nhiệt, nên chọn màu mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên như màu bã trầu, vàng đất, xanh rêu cho không gian nội thất bên trong.
Với những không gian có nắng gắt chiếu vào thì có thể bớt màu ấm mà thêm màu lạnh vào như xanh ngọc, kem cốm, trắng xanh để tăng tính thư giãn.
Còn với vật liệu, bạn nên lựa chọn, sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như gỗ, đá hoa cương, gạch ốp lát dạng đất nung…nhằm hỗ trợ sự thẩm thấu và bay hơi.
6/ Giải pháp cây xanh cho nhà
Giảm độ phát xạ của bề mặt công trình bằng cây cối, nhưng trồng dây leo trên tường, thiết kế vườn – mặt nước trên mái. Đây là một giải pháp đem lại thẩm mỹ khá tốt, tuy nhiên có những biến đổi nhất định theo thời gian.
Một trong những giải pháp chống nóng hiệu quả cho ngôi nhà đó là trồng cây xung quanh nhà. Khi có sự xuất hiện của cây xanh, sẽ tạo nên bóng râm, độ phủ của cây sẽ cản bớt nguồn nhiệt từ bên ngoài vào ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngôi nhà nào cũng có thể áp dụng giải pháp này do hạn chế về diện tích, nhất là nhà phố nhỏ và hẹp. Chúng ta có thể mang cây xanh vào nhà bằng việc treo các chậu hoa ở hành lang, trên lan can kính, trồng dây leo, làm giàn hoa…để mang đến không khí trong lành và mát mẻ cho ngôi nhà.
Hoặc bạn có thể thiết kế một tiểu cảnh nước, non bộ, suối giả…để hơi nước bốc lên mang lại cảm giác mát mẻ cho ngôi nhà trong ngày hè. Bạn có thể đặt chúng trước hiên nhà, trong nhà và ngay cả trên sân thượng để trang trí cho ngôi nhà, vừa có tác dụng chống nóng rất tốt.
Hi vọng qua bài viết này, Nhà An Khang đã giúp các bạn có thêm những kiến thức để chống nóng cho nhà, giúp ngôi nhà bền vững, sức khỏe của mọi thành viên trong nhà được đảm bảo. Để được tư vấn, vui long liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ AN KHANG
☑ Địa chỉ: 1446/9 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp
☏ Hotline: 0943.751.522 (Mr.Tiến)
✉ Email: thietkenhaankhang@gmail.com
✍ Website: nhaankhang.net