Tầng lửng là khái niệm đã trở nên quá quen thuộc với những ai có ý định xây dựng nhà phố. Tầng lửng là giải pháp tăng diện tích sử dụng tối ưu nhất. Đồng thời cũng tạo ra không gian thoáng đãng và đẹp hơn cho ngôi nhà của bạn. Thế nhưng hẳn cũng không ít người thắc mắc tại sao không xây một tầng hẳn hoi mà lại xây lửng. Vật liệu, chi phí xây dựng có chênh lệch nhiều như người ta vẫn hay nghĩ. Hôm nay, Nhà An Khang sẽ giải quyết vấn đề này cho các bạn.
1.Mục đích của việc xây dựng tầng lửng
Không phải tự nhiên mà người ta lại xây dựng tầng lửng thay vì xây 1 tầng trọn vẹn. Tầng lửng thực chất là một cách ăn gian diện tích sử dụng trên chính diện tích đất của mình. Trong nhiều trường hợp, quy định về xây dựng không cho phép CĐT được xây dựng số tầng như mong muốn. Khi đó xây tầng lửng chính là giải pháp tối ưu để mở rộng diện tích sử dụng mà vẫn không vi phạm luật xây dựng.
Trong một trường hợp khác, người ta thích xây dựng tầng lửng vì sẽ khiến không gian phòng khách rộng rãi và cao ráo hơn. Tầng lửng thường được xây thụt vào phía trong, nên chiều cao của phòng khách sẽ cao hơn và trang trí dễ dàng hơn.
2.Cách tính diện tích xây dựng tầng lửng
Theo quy định trong xây dựng, tầng lửng chỉ được xây bằng 80% diện tích các tầng khác. Phần lỗ thông gió còn lại chiếm 20% diện tích sàn. Phần khoảng không ấy lại được quy định về diện tích như sau:
+ Nếu diện tích khoảng không của tầng lửng ≤ 8m2 thì sẽ được tính 100% của diện tích khoảng không đó.
+ Nếu diện tích khoảng không tầng lửng ≥ 8m2 thì sẽ được tính 50% diện tích.
Sau khi tính toán, ta lấy diện tích sàn tầng lửng + diện tích khoảng không, ta sẽ có được diện tích xây dựng của tầng lửng.
3.Ưu nhược điểm của tầng lửng
a)Ưu điểm của tầng lửng
Thiết kế tầng lửng là một trong những cách để tăng diện tích sử dụng theo chiều cao. Việc làm này rất thích hợp với những căn nhà có diện tích hẹp hoặc nằm trong khu vực bị khống chế chiều cao. Nhưng ngay cả với những ngôi nhà lớn, cũng có thể thiết kế tầng lửng để tạo ra không gian đẹp và thoáng. Ưu điểm cụ thể như sau:
+ Khi diện tích xây dựng không được rộng lắm mà cần mặt bằng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, nhà kho cũng có thể làm tầng lửng để tăng tối đa diện tích chứa đựng.
+ Khi buộc phải giới hạn bởi chiều cao công trình mà cần mặt bằng rộng cũng có thể dùng tầng lửng. Trường hợp đủ diện tích, có thể đưa hết các không gian chức năng của tầng trệt lên lửng như bếp ăn, phòng khách.
+ Tầng lửng cũng có thể chỉ dùng với mục đích tiếp khách mà vẫn quan sát được việc mua bán ở tầng trệt. Tầng lửng có khi vừa là phòng khách vừa là phòng sinh hoạt chung gia đình.
+ Với nhiều nhà ở, có thể bố trí tầng lửng như một phòng ngủ của gia chủ.
+ Tiết kiệm được chi phí xây dựng cho gia chủ vì diện tích cũng như chiều cao nhỏ hơn, những gia chủ vừa muốn xây nhà cấp 4 tiết kiệm chi phí vừa muốn ở rộng không gian thì Nhà An Khang khuyên các gia chủ nên xây thêm tầng lửng thay vì chỉ có trệt.
b)Nhược điểm của tầng lửng
Do chiều cao của tầng lửng thấp hơn nên tồn tại một số hạn chế sau:
+ Hạn chế dùng trần thạch cao hay đèn chùm, đèn thả để trang trí.
+ Việc làm trần chống nóng hoặc suy nghĩ làm rèm cũng trở nên khó khăn.
+ Các hình thức trang trí cũng hạn chế: không nên dùng vách ngăn chia, hay quá nhiều đồ gỗ hoặc đồ lưu niệm để tránh gây cảm giác chật chội…
4.Phân loại tầng lửng để thiết kế phù hợp với không gian nhà ở
+ Tầng lửng phía sau (loại này phổ biến nhất đối với những công trình nhà phố, liên kế) với ưu điểm là tạo không gian đẹp cho phòng khách, giúp không gian phòng khách như được nới rộng ra và tạo nên sự hoành tráng, vị trí tầng lửng tạo điều kiện tốt để làm không gian sinh hoạt chung, có thể quan sát tầng trệt, bên cạnh đó kiểu tầng lửng này cũng bộc lộ khuyết điểm như làm không gian trệt phía sau thấp ngay cả không gian của tầng lửng cũng gây cảm giác thấp và chật chội.
+ Tầng lửng phía trước gây ấn tượng mạnh khi người khác bước vào phòng khách, cảm giác không gian mới lạ và thu hút, nếu biết cách phối hợp thêm màu sắc và chú ý tới mảng khối thì chắc chắn sẽ đọng lại trong tâm trí người khách một cảm giác thích thú.
+ Tầng lửng bên hông cũng thường được chủ nhà thích thú vì sự mới lạ và độc đáo, cần phải có một diện tích đủ lớn để có thể làm được kiểu tầng lửng như thế này.
+ Tầng lửng trong phòng thường được bố trí trên wc làm không gian làm việc học tập hay theo một sở thích cá nhân, tạo cảm giác thoải mái và riêng tư, chỉ nên bố trí khi diện tích phòng ngủ tương đối lớn hoặc dài, tạm coi là gác xép trong phòng.
5.Hướng dẫn thiết kế gác lửng đúng kỹ thuật
Tùy theo quan điểm thẩm mỹ và kết cấu kỹ thuật của công trình, ngôi nhà sẽ có những thiết kế, trang trí khác nhau của các tầng lửng trong ngôi nhà. Đối với những căn nhà nhỏ và vừa, có thể sử dụng tầng một cho kinh doanh và đưa phòng khách, bếp + ăn lên tầng lửng. Từ tầng lửng, có thể quan sát được sinh hoạt của tầng dưới và không gian sống trở nên thoáng hơn.
a)Nguyên tắc thiết kế gác lửng
Riêng đối với các căn nhà rộng, khu vực thiết kế được không gian lạ, sang trọng thì tầng lửng như để trang trí, có thể làm riêng một thang chỉ để lên phòng này. Phần trệt dưới bố trí nhà kho, nơi để xe… tùy vào sự phóng tác của kts hay mục đích sử dụng của gia chủ.
Đối với nhà sâu, có thể thiết kế tầng lửng nằm trong phần trệt và dùng làm nơi sinh hoạt chung. Nhà xây mới, tầng lửng có thể thiết kế đúc. Trường hợp nhà cũ với độ thông thủy tầng trệt tương đối cao, có thể thêm 1 gác lửng bằng tấm xi măng cemboard hoặc đúc giả để tăng diện tích sử dụng. Vị trí tầng lửng thường chiếm khoảng ½ – 2/3 diện tích xây dựng tầng trệt. Cao độ tầng trệt thường từ 3,5m đến 4m, nếu trệt có lửng thì cao từ 4,5 – 5m. Khi đó, chiều cao tầng lửng hợp lý vào khoảng 2,2m – 2,5m.
Chú ý không nên thiết kế bếp trên gác lửng hoặc bàn ăn gia đình trên gác lửng.
b)Gác lửng nên cao bao nhiêu
Độ cao của tầng một và lửng thường khoảng 2,5 – 2,8m. Có nhiều nhà làm tầng lửng nhưng chỉ đúc ra 1,5 – 2m để bàn thờ hoặc kê vài cái ghế… quy định chiều cao tầng lửng chiếm khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà. Cầu thang từ trệt lên lửng có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít và không chiếm diện tích. Cầu thang từ phần lửng lên các tầng trên có thể bố trí ở 1 khu vực khác thuận lợi hơn và phân chia không gian hợp lý.
c)Những quy định thiết kế gác lửng tại Việt Nam
ở Việt Nam, theo quy định thì tầng lửng chiếm diện tích khoảng 80% diện tích của sàn nhà. Tuy nhiên, trường hợp chủ nhà, chủ công trình lấp ô thông tầng ở tầng lửng bị coi là xây dựng vượt quá số tầng được phép và bị phạt.
Đối với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kiến trúc bên trong công trình xây dựng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai GPXD. Trường hợp CĐT xây dựng đúng số tầng, có phát sinh thêm tầng lửng nhưng không vượt quá chiều cao công trình theo GPXD thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai GPXD.
Có thể nói tầng lửng là một trong những biện pháp rất tuyệt vời và phổ biến để mở rộng mặt bằng công năng và tiết kiệm chi phí xây dựng cho ngôi nhà của bạn. Các kts khuyên rằng nếu nhà bạn chật hẹp thì nên xây tầng lửng. Khi thi công tầng lửng cần chú ý các nguyên tắc và quy định để đảm bảo được công năng cũng như tính thẩm mỹ, tính pháp lý cho ngôi nhà.
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ AN KHANG
☑ Địa chỉ: 1446/9 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp
☏ Hotline: 0943.751.522 (Mr.Tiến)
✉ Email: thietkenhaankhang@gmail.com
✍ Website: nhaankhang.net thietkexaynha.com.vn thietkequyhoach.com