Nhà bếp không chỉ là không gian ấm cúng cho gia đình bạn thưởng thức những món ăn thật ngon miệng, mà còn là nơi để mọi thành viên trong gia đình quây quần sẽ chia những buồn vui trong công việc cũng như cuộc sống. Vì hiểu rõ và nhằm đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng về một nhà bếp như vậy, thietkexaynha.com.vn đã, đang và sẽ ngày càng giới thiệu và thiết kế phòng bếp thật đẹp và hài lòng quý khách.
Dưới đây là một số mẫu về sàn bếp đẹp – lạ – và hấp dẫn đối với nhiều chị em phụ nữ – tuyệt chiêu đi cùng năm tháng giữ chồng bên mình:
Nhiều người yêu thích vẻ ngoài đơn giản của sàn bê-tông trong phòng bếp, nhưng chất liệu này cùng với những bề mặt không đàn hồi khác như đá, gốm sứ, gạch men… có thể gây ra một số tai nạn và tổn thương không ngờ tới cho các khớp xương của bạn.
Nhiều chủ nhà đã phải thốt lên rằng họ hối hận khi lựa chọn vật liệu cứng để làm sàn bếp, bởi họ hay mỏi gối, hông và đau nhức lưng sau khi đứng hay đi lại trong một khoảng thời gian. May mắn rằng hiện nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều sản phẩm sàn phòng bếp có tính đàn hồi cao, mềm mại, đảm bảo đầy đủ chức năng mà vẫn vô cùng đẹp mắt.
1. Gỗ cork (Gỗ xốp)
Được chế tạo từ vỏ cây sồi, gỗ Cork là một lựa chọn tuyệt vời cho sàn phòng bếp vì có độ xốp cao, nhiều màu sắc, họa tiết và kết cấu khác nhau. Chất liệu này được hoàn thiện với định dạng gạch hoặc tấm ván,tuy nhiên lại dễ bị trầy xước. Bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách thường xuyên bổ sung một lớp bảo vệ bề mặt bằng sáp hoặc polyurethane, sử dụng miếng đệm lót chân cho đồ nội thất trong phòng.
Cũng như sàn gỗ, cách tốt nhất để dọn dẹp là dùng hút bụi và giẻ ướt, đồng thời, thường xuyên đánh bóng là điều rất quan trọng cho việc chăm sóc thiết kế phòng bếp
2. Sàn linoleum (vải sơn lót sàn)
Trái với sàn nhựa vinyl, linoleum được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu thiên nhiên và có khả năng tái chế như dầu hạt lanh, vỏ/bột gỗ sồi, nhựa cây,…Bên cạnh việc phong phú về màu sắc và họa tiết, chất liệu này còn bền bỉ và mềm mại.
Giống sàn gỗ xếp, chỉ cần chăm sóc cẩn thận thì bếp nhà bạn vẫn luôn như mới sau bao năm.
3. Cao su
Đây là lựa chọn có phần lạ lẫm nhưng sàn bếp cao su đang ngày càng phổ biến hơn bởi ưu điểm đàn hồi và có độ bền cao. Trên thị trường, sàn cao su có hai dạng là gạch và tấm lát, sử dụng keo dán và phải được dán lại một hoặc hai năm/lần tùy thuộc vào mật độ di chuyển nhiều hay ít.
Bạn sẽ chẳng còn phải chịu đựng những cơn đau lưng hay mỏi gối khi đứng nấu nướng nữa trong nội thất phòng bếp
4. Sàn nhựa vinyl
Là lựa chọn khá tiết kiệm chi phí, sàn nhà vinyl có cả 2 dạng gạch và tấm lát với đa dạng phong cách và màu sắc tùy sở thích người tiêu dùng. Tuy nhiên, độ bền của nó thua kém và tuổi thọ cũng thấp hơn nhiều vật liệu sàn nhà có tính đàn hồi khác và nhanh bị đổi màu, xỉn màu.
Thế mạnh của sàn vinyl là chịu được hơi ẩm, chống lửa, chống ồn; đồng thời tuổi thọ có thể được kéo dài tùy thuộc vào chất lượng keo dán.
5. Gỗ – thiết kế nội thất phòng bếp
Rất nhiều gia đình sử dụng chất liệu này cho nhà bếp, bởi lẽ dĩ nhiên đứng trên sàn gỗ sẽ thoải mái hơn nhiều so với gạch, đá hay xi măng. Đồng thời, gỗ cũng tạo cảm giác ấm cúng cho không khí chung. Tuy vậy, điểm yếu của chất liệu này đó là dễ bị xước và ẩm mốc nếu tiếp xúc trực tiếp với nước.
Tuy nhiên, nếu được đánh bóng sau khi thi công, sàn gỗ sẽ có khả năng chống chịu nước và bụi bẩn.
6. Sàn gỗ ép vân trang trí (laminate)- thiết kế phòng bếp
Tương tự chất liệu vinyl, laminate là sự lựa chọn tiết kiệm và chắc hẳn dễ chịu hơn nhiều nếu so sánh với sàn cứng khác.