Có những người đã vài lần xây nhà, nhưng cũng có những gia đình chỉ xây nhà 1 đến 2 lần trong đời. Dù thế nào thì việc xây nhà cũng vô cùng quan trọng , vất vả và phức tạp ngay cả đối với những chuyên gia.Qua nhiều năm kinh nghiệm xây dựng, chúng tôi muốn gửi đến những ai đang có ý định xây nhà những lưu ý tối quan trọng cần phải biết trước khi xây nhà.
Bạn đừng xem qua, hãy đọc và ghi nhớ. Nếu CHƯA đọc bạn CHƯA nên xây nhà
- Nhà đẹp không có nghĩa là phải đắt:
Nét đẹp kiến trúc phần lớn là sự phối hợp các không gian, xử lí các góc nhìn, các thủ pháp ước lệ khi phân chia hoặc kết hợp không gian. Tất cả những điều trên mang đến thị giác đẹp cho không gian sống thoáng đãng, ngăn nắp và tính đặc trưng của không gian mà hoàn toàn không tốn chi phí.
Căn nhà được chia làm 2 phần, Phần công cộng có phòng khách và bếp liền kề. Bên kia “hàng rào” là các phòng ngủ, khu vực riêng tư.
KTS sử dụng thủ pháp ánh sáng để chia không gian và vừa cung cấp ánh sáng cho cây
Phần còn lại là chất cảm vật liệu. Vậy vật liệu đắt có tốt hơn không?! Có, nhưng cũng chỉ một phần. Bạn nằm thoải mái trong bồn tắm tận hưởng sau một ngày làm việc. Nằm trong bồn mà vẫn nhìn thấy cỏ cây, thấy chút nắng cuối ngày chiếu vào thì dù cái bồn tắm 5 triệu hay 50 triệu cũng không khác nhau là mấy.
- Vì bất cứ lí do gì cũng không thể tiết kiệm vật tư phần thô
Một căn nhà chưa đẹp vẫn có thể cải tạo. Một căn nhà không chắc chắn thì rất rất khó để khắc phục. Với những kĩ sư nhiều năm kinh nghiệm và có trách nhiệm với nghề, họ hiểu rằng khoa học thực nghiệm là luôn luôn không thể chắc 100% nếu không có hệ số dự phòng. Vì vậy bạn phải TUYỆT ĐỐI PHẢN ĐỐI nếu nhà thầu vì muốn hạ giá xây dựng xuống để trúng thầu mà đề nghị điều chỉnh kết cấu phần thô. Có rất nhiều cách để điều chỉnh tổng mức đầu tư nhưng KHÔNG BAO GIỜ giảm vật tư kết cấu.
>> Có lẻ bạn cần trước khi xây dựng ngôi nhà
Thiết kế kế cấu và giám sát tác giả khi thi công là trách nhiệm và danh dự của một kĩ sư đối với công trình của mình thiết kế.
- Luôn luôn trao đổi thẳng thắn với Kiến trúc sư
Người Kiến trúc sư hiểu rằng một công trình, một tác phẩm sẽ là niềm tự hào trong suốt 50 năm của họ và ngược lại. Vì vậy trong quá trình thiết kế nhà, buộc phải tìm được tiếng nói chung giữa chủ nhà và KTS ” Luôn luôn trao đổi thẳng thắn” đừng ép họ làm theo ý mình, nhưng hãy ép họ thuyết phục mình. Bạn có kinh nghiệm xây vài căn nhà, họ có kinh nghiệm xây vài chục căn nhà và không ít căn nhà đã làm họ tiếc nuối vì không “đấu tranh” đến cùng với chủ nhà để có được “tác phẩm”. Bạn cũng muốn sở hữu một tác phẩm đúng nghĩa?!
- Hãy yêu cầu nhà thầu mua bảo hiểm, nhà tuy nhỏ nhưng là tài sản cả đời.
Bạn có biết mua bảo hiểm công trình nhà ở hết bao nhiêu tiền không?! Chỉ 2 triệu đồng/ căn nhà nhưng nó là đảm bảo cho chủ nhà trong rất nhiều tình huống mà tất nhiên là không ai muốn sảy ra. Bạn gặp nhà thầu, họ nói “tôi uy tín, tôi chịu hết trách nhiệm nếu có sự cố”. Đó là cách trả lời rất không khoa học thậm chí là thiếu hiểu biết. Những công trình lớn trăm tỉ, không lẽ những nhà thầu đó không uy tín?! Sao chủ đầu tư vẫn buộc họ phải mua bảo hiểm?! Nhà tuy nhỏ, nhưng là tài sản cả đời, vậy bạn hãy yêu cầu nhà thầu mua bảo hiểm công trình và bảo hiểm lao động cho công nhân lao động (300 ngàn/ người/ năm). Đó là trách nhiệm của nhà thầu chuyên nghiệp.
>> Lợi ích thiết kế nhà cho thuê
An toàn lao động luôn là yếu tố quan trọng đối với nhà thầu chuyên nghiệp
- Bảo trì là phạm vi công việc tất nhiên và bắt buộc của nhà thầu
Thông thường, một hợp đồng xây dựng thường được bảo hành từ 1 đến 2 năm. Phần kết cấu bảo hành 5 năm. Như vậy đã đủ?! Đó là thỏa thuận dân sự giữ hai bên, nhưng công trình đâu chỉ tồn tại hai năm, sau hai năm thì sao?! Theo quy định của nhà nước, tất cả các nhà thầu xây dựng đều phải lập quy trình bảo trì cho công trình. Vì vậy bạn nên yêu cầu nhà thầu phải có quy trình bảo trì công trình. Đây vừa là phần công việc bắt buộc của nhà thầu, vừa là hồ sơ nâng cao giá trị công trình tạo giá trị tài sản bất động sản sau này.