NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT KHI LỢP MÁI NHÀ
Khi xây nhà, các nhà thầu luôn nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng. Qua đó, phần lợp mái nhà luôn được chú trọng hơn cả. Vì mái nhà có vững chắc thì mới che chắn cho ngôi nhà qua nhiều năm tháng. Các câu hỏi khách hàng hỏi chúng tôi về phần mái như:
-Nhà tôi đã đổ bê tông mái “vát”anh muốn lợp ngói thì làm thế nào? Nên dán ngói hay lợp ngói?
-Anh muốn làm khung kèo mái thái bằng loại vật liệu siêu nhẹ và chống rỉ sét?
-Ngói loại nào thì bền màu? Và còn vô vàn câu hỏi liên quan đến việc thiết kế và thi công mái nhà?….
1.Dán ngói hay lợp ngói hay lám khung kèo thép?
Bê tông cốt thép là dạng kết cấu khó giãn nở, hệ số giãn nở của bê tông và ngói khác nhau (đối với cả ngói đất nung, ngói đá hay ngói xi măng, ngói tráng men). Nếu dán ngói trên mái bê tông sẽ không có khoảng hở giữa bê tông và ngói gây khó thoát nhiệt. Khi nhiệt độ thay đổi sẽ làm cho ngói bị nứt khó sửa chữa do ngói dính chặt vào bê tông.
Với những căn nhà đã có sàn bê tông bằng muốn làm mái ngói, để tiết kiệm kinh phí nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hài hòa cho tổng thể ngôi nhà thì nên sử dụng hệ xà gồ, kèo rồi lợp ngói.
Nếu bạn muốn tận dụng tầng áp mái thì nên sử dụng hệ khung kèo không gian 3 lớp hoặc sử dụng hệ cầu phong sổ dọc.
Nếu không sử dụng không gian tầng áp mái thì chỉ cần làm mái kết cấu khung kèo (dạng vỉ ruồi, tam giác, tứ giác hay chữ A) trên sàn bê tông và lợp ngói. Với phương án này, bạn sẽ được thỏa sức sang tạo các kết cấu mái từ mái bánh Ú đến mái dật cấp hay những kiểu mái L, mái xiên hay làm thêm nhiều kết cấu mái nhỏ trên hệ mái lớn mà vẫn không làm tăng trọng lượng của mái. Điều đặc biệt là phương pháp này cũng dễ dàng thi công mà mái nhà lại được thoát nhiệt tốt.
Những mái nhà đã đổ bê tông mái vát thì nên dùng hệ vì kèo rồi lợp ngói. Như vậy sẽ tạo khoảng hở giữa ngói và sàn bê tông làm thoát nhiệt nhanh, không gây nên tình trạng nứt vỡ ngói. Hơn nữa, khi cần sửa chữa một vài chỗ, cũng chỉ phải dỡ ngói cục bộ ở từng vùng mà không cần lật cả hàng ngói lớn.
Đối với những bề mặt cần lợp ngói có có diện tích nhỏ như mái hiên, mái ngói trên đầu cửa sổ, mái cổng…dán ngói vì diện tích của chúng tương đối nhỏ nên tác động của thời tiết trên bề mặt không rõ rệt. Tuy nhiên về thẩm mỹ, vẫn nên dùng mái ngói có hệ khung xương đỡ phía dưới theo cách truyền thống.
Để đảm bảo kết cấu và bố cục thẩm mỹ của toàn căn nhà thì phần mái thường đưa ra khỏi tường từ 60 đến 150cm.
2.Ngói lợp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ngói màu, mỗi vùng miền có những thương hiệu khác nhau, ta có thể phân biệt theo các nhóm: nhóm ngói sản xuất theo công nghệ Nhật, nhóm ngói sản xuất theo công nghệ Thái, nhóm ngói truyền thống…
Ngói nào bền màu, ngói nào đẹp, ngói song lớn hay song nhỏ hay ngói phẳng, loại 1 màu hay 2 màu đẹp, đó là nỗi niềm của rất nhiều gia chủ.
Về loại ngói hay màu ngói bạn nên chọn sao cho phù hợp với kết cấu tổng thể của ngôi nhà. Vd: nhà bạn làm theo kiến trúc cổ điển của Pháp thì không thể chọn ngói song mà nên chọn ngói phẳng, màu ngói cũng phải phù hợp với màu tường.
Khi đã lựa chọn được loại ngói ưng ý bạn nên yêu cầu đơn vị bán ngói cung cấp cho bạn hồ sơ bảo hành của nhà sản xuất và tham khảo thêm 1 số thông tin về thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn thi công để bạn nắm vững khi kiểm tra và nghiệm thu mái nhà.
Một thông số khá quan trọng khi làm mái nhà đó là độ dốc, nếu mái quá dốc thì khó làm hoặc không xin được giấy phép mà nếu mái nhà quá bằng, thấp thì mái sẽ phẳng không đẹp và khi mưa thoát nước chậm dễ bị dột. Khi đã chọn loại ngói bạn nên nhờ tư vấn độ dốc tối ưu và nên tuân thủ đúng thông số này. Độ dốc tối ưu nhất là từ 30 đến 45 độ.
Sơn mái ngói: tại các vị trí ngói nóc, ngói rìa sau khi bên đội thi công lợp ngói xong, bên đội thợ hồ đã đắp hồ chèn ngói và trang trí rìa thì bạn nên yêu cầu sơn để đảm bảo sự đồng màu của ngói.
Mái ngói sau khi hoàn thiện nếu cần thiết phải đi lại trên mái thì phải đi bằng giày mềm và đi theo đúng đường của cây li tô. Nếu không ngói sẽ bị nứt, bể.
Hạ nhiệt, thoát khí mái ngói: bạn có thể sử dụng tấm cách nhiệt hoặc máy hút nhiệt (quạt thông gió, quạt thông gió quang năng…)
Tại các khu vực cầu thang, giếng trời hay khu vực để bồn nước, máy năng lượng mặt trời bạn có thể dật cấp mái để tạo khoảng hở giúp thoát khí, thoát nhiệt và đồng thời lấy được gió tự nhiên trên cao vào nhà.
3.Hệ khung kèo/xà gồ:
Thép cường độ cao có lớp mạ kim nhôm – kẽm bảo vệ chống rỉ cho lớp thép nền. Độ cứng của khung kèo phụ thuộc chủ yếu vào lớp mạ và công nghệ mạ chứ không phải do chiều dày lớp thép nền. Lớp phủ cũng hạn chế nhiệt lượng mặt trời xuyên qua, làm không khí dưới mái mát mẻ hơn.
4.Phong thủy cho mái nhà:
Trong quá trình làm mái nhà thì bạn nên chú ý đến yếu tố phong thủy: số lượng khung kèo/đòn tay. Con số tối ưu khi làm nhà đó là 5-9-13-17; số ưu tiên thứ 2 là: 6-10-14-18. Khi tính số lượng đòn tay thì nên tính theo từng mái riêng. Vd: nhà có 3 mái thì tính riêng số lượng của mổi 3 mái nhà đó.
Cây đòn dông (đòn tay) là cây cao nhất trên mái nhà – cây đặt trên nóc của các cây kèo. Hiên nay cũng có nhiều gia đình không sử dụng 1 cây đòn tay mà lại dùng 2 cây đòn tay ốp 2 bên mái.
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ AN KHANG
Địa chỉ: 1446/9 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp
Hotline: 0943.751.522 (Mr.Tiến)
Email: thietkenhaankhang@gmail.com
Website: thietkexaynha.com.vn