Home > Tư vấn > Bạn đã biết cách đọc bản vẽ thiết kế nhà ? (phần 1)

Bạn đã biết cách đọc bản vẽ thiết kế nhà ? (phần 1)

Khi bạn có ý định xây nhà mới hoặc cải tạo, nâng cấp lại nhà cũ, việc đầu tiên bạn làm là tìm đơn vị thiết kế hồ sơ bản vẽ cho nhà mình. Nhiều khách hàng khi nhận được hồ sơ thiết kế lại băn khoăn không biết nên đọc hồ sơ như thế nào vì có quá nhiều hình bản vẽ và nhiều ký hiệu khác nhau. Chính vì không biết đọc bản vẽ nên khi thi công, các chủ nhà sẽ phó thác hết cho thầu xây dựng hay kỹ sư nơi đó, dẫn đến việc thi công sai quy cách bản vẽ mà các chủ nhà vẫn không biết. Đến khi xây xong mới phát hiện thì lúc đó lại phải đập đi xây lại.

Hiểu và biết được cách đọc bản vẽ thiết kế nhà sẽ giúp gia chủ và người thi công hiểu được những điều kts muốn diễn đạt trong bộ hồ sơ thiết kế đồng thời có thể trao đổi với kts để đảm bảo hài lòng với ngôi nhà tương lai của gia đình mình. Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà ở là hướng dẫn quan trọng mà Nhà An Khang muốn chia sẻ với các bạn.

1.Các khái niệm cơ bản trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà

Trước khi biết cách đọc bản vẽ thiết kế nhà bạn phải hiểu được khái niệm bản vẽ thiết kế nhà là gì? Bản vẽ thiết kế nhà là bản vẽ mô tả hình dáng bên ngoài, bố cục bên trong và thể hiện các kết quả tính toán về khả năng chịu lực của các bộ phận ngôi nhà từ móng cho đến mái như nền nhà, các cột, tường, dầm, sàn, cầu thang, các loại cửa, mái nhà… Nó là hình thức thể hiện chủ yếu trong kiến trúc, căn cứ vào đó người ta có thể xây dựng được ngôi nhà.

Trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà phải lưu ý tới các loại hình biểu diễn là mặt bằng các tầng, mặt đứng và hình cắt của ngôi nhà. Ngoài ra để tăng tính trực quan và thẩm mỹ của bản vẽ, chúng tôi còn có các hình vẽ phối cảnh của ngôi nhà giúp gia chủ dễ hình dung căn nhà tương lai của gia đình mình. Để thuận tiện hơn trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà, các hồ sơ thiết kế của Nhà An Khang được sắp xếp theo trình tự sau:

+ Phối cảnh: là hình ảnh 3d mặt tiền bên ngoài nhà, có màu sắc, thể hiện phong cách nhà mà bạn chọn là 1 trệt hay có lầu, hiện đại hay cổ điển, mái ngói hay mái bê tông, cửa của toàn bộ nhà, những chất liệu mà bạn chọn ốp bên ngoài mặt tiền…

+ Kiến trúc: bao gồm mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, mặt đứng nhà, mặt bằng tầng trệt và mặt bằng các tầng lầu.

+ Chi tiết: gồm có chi tiết phòng khách, phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ, wc, các phòng phụ (nếu có như: phòng thờ, phòng sinh hoạt chung, phòng giặt…), mặt bằng kích thước các tầng, trần nhà, mặt bằng cửa, quy cách, số đo cửa, chi tiết hố ga, hầm phân, cột, cầu thang, ban công…

+ Kết cấu: chi tiết móng, cọc, mặt bằng cột, dầm sàn, móng, thép sàn…

+ Điện: sơ đồ điện cho nhà, mặt bằng chiếu sáng, mặt bằng ổ cắm, mặt bằng tivi, cáp mạng toàn bộ nhà.

+ Nước: quy cách chung, thuyết minh nước, mặt bằng cấp thoát nước.

2.Các quy định chung trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà

2.1.Quy định khung bản vẽ và khung tên trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà

Trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà thì khung bản vẽ là một hình chữ nhật dùng giới hạn phần giấy để vẽ hình, vẽ bằng nét liền đậm, cách mép tờ giấy sau khi xén 10mm (đối với khổ giấy A0 và A1) hoặc 5mm (đối với khỏ giấy A2, A3, A4).

Đối với khung tên trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà thì được quy định vẽ bằng nét đậm và luôn đặt ở góc phía dưới, bên phải của bản vẽ, sát với khung bản vẽ. Tờ giấy có thể đặt ngang hoặc đứng và hướng đọc của khung tên phải trùng với hướng đọc của bản vẽ.

2.2.Tỷ lệ trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà

Điểm cơ bản đầu tiên để có cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng thì phải biết được tỷ lệ là bao nhiêu. Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đó trên hình biểu diễn và kích thước tương ứng đo trên vật thể ngoài thực tế. Tùy theo khổ bản vẽ, kích thước và mức độ phức tạp của đối tượng cần biểu diễn mà lựa chọn một trong các tỷ lệ 1:5 ; 1:10 ; 1:50 ; 1:100 ; 1:200 ; 1:500 ; 1:1000 ; 1:2000.

2.3.Quy định về nét vẽ trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà

Để có cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng thì quý vị cần lưu ý khi 2 hay nhìu nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau:

+ Nét liền đậm: đường bao thấy, cạnh thấy.

+ Nét đứt: đường bao khuất, cạnh khuất.

+ Nét chấm gạch mảnh: giới hạn mặt phẳng cắt có 2 nét đậm ở hai đầu.

+ Nét liền mảnh: đường kích thước

2.4.Quy định ghi kích thước trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà

Để có cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng chuẩn, chúng tôi chia sẻ với quý vị một số quy định chung về cách ghi kích thước trên bản vẽ:

+ Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn.

+ Đơn vị đo kích thước dài là mm, không ghi đơn vị sau con số kích thước.

+ Đơn vị đo cao trình là m, không ghi đơn vị sau con số kích thước.

+ Đơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây và phải ghi đơn vị sau con số kích thước.

Trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà ở thì một kích thước nói chung có 3 thành phần đó là đường dóng, đường kích thước và con số kích thước. Các kts khi biểu diễn một kích thước trên bản vẽ cần thực hiện theo thứ tự sau: vẽ đường dóng, vẽ đường kích thước sau đó mới ghi con số kích thước.

3.Các ký hiệu đọc bản vẽ thiết kế nhà trong bản vẽ xây dựng

Để có cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng đắn nhất bạn phải nắm rõ các ký hiệu trong từng bản vẽ.

Mong rằng qua phần 1, các chủ nhà đã phần nào biết được cách đọc bản vẽ thiết kế nhà và các ký hiệu trong bản vẽ. Để được tư vấn vui lòng liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ AN KHANG
☑ Địa chỉ: 1446/9 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp
☏ Hotline: 0943.751.522 (Mr.Tiến)
✉ Email: thietkenhaankhang@gmail.com

✍ Website: nhaankhang.net
thietkexaynha.com.vn
thietkequyhoach.com

Xem Thêm Nhà Đẹp

Phong thủy trong thiết kế xây nhà, vượng Khí và Không gian

Phong thủy trong thiết kế xây nhà Phần 1: Phong và Quang Phần 3: Màu ...

Hotline: 0943751522
Zalo