TẠI SAO CẦN CÓ BẢNG VẼ THIẾT KẾ NHÀ
Nhiều khách hàng khi bắt tay vào xây dựng ngôi nhà, tìm đến các đơn vị thi công đều thắc mắc bản vẽ nhà là gì? Tại sao cần có bản vẽ? Dùng để làm gì? Và tại sao mình phải bỏ ra 1 khoản chi phí để làm việc đó? Hôm nay, Nhà An Khang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hồ sơ thiết kế nhà hay còn gọi là bản vẽ nhà!!!
1.Hồ sơ thiết kế nhà là gì?
Hồ sơ thiết kế nhà là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà, căn cứ vào bản vẽ đó xây nên ngôi nhà hoàn chỉnh.
Ngôn ngữ trong bản vẽ thiết kế là loại ngôn ngữ được sử dụng đồng loạt trên thế giới. Ngay cả khi không cùng ngôn ngữ nói, nhưng khi nhìn vào bản vẽ, hầu hết Kts đều hiểu bản vẽ như nhau.
2.Hồ sơ thiết kế nhà dùng để làm gì?
Hồ sơ thiết kế chỉ có 1 mục đích duy nhất là để xây nhà. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, diện tích ngôi nhà, các kích thước, bố trí ra sao?, kết cấu ngôi nhà nhằm xây cho đúng với bản vẽ.
Qua câu trả lời này bạn đã có thể xác định cho mình lợi ích của việc thiết kế hồ sơ chưa? Thiết kế một bộ hồ sơ trước khi bạn bắt tay vào xây dựng là hoàn toàn có lợi, bạn bỏ ra 1 khoản chi phí không đáng kể nhưng đem lại cho bạn một sự an tâm khi xây nhà. Không cần phải ước lượng cái cọc, cái móng…vì bản vẽ đã có, sự khoa học đã có, chỉ cần bắt tay vào xây dựng tổ ấm cho mình.
3.Thiết kế hoàn chỉnh hồ sơ trong bao lâu?
Để hoàn thành một hồ sơ thiết kế nhà cần trong khoảng 20 – 25 ngày.
Trong thực tế quá trình làm việc với chủ đầu tư cũng như nhìu khách hàng khác khi liên lạc với chúng tôi rất nhiều gia đình đã lên lịch ngày động thổ, làm móng rất cận kề. Chính vì thế tâm lý lo lắng không biết có làm kịp hồ sơ thiết kế thường xảy ra?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể, chủ đầu tư chỉ cần thống nhất phương án thiết kế, mặt bằng công năng, sau đó kỹ sư sẽ tiến hành bản vẽ kết cấu móng trước để chủ nhà kịp tiến độ thi công. Sau đó sẽ thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế.
4.Hồ sơ thiết kế bao gồm những gì?
Một hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh là phải có những hạng mục sau:
-Kiến trúc
-Chi tiết
-Kết cấu
-Điện
-Nước
* Phần kiến trúc bao gồm những bản vẽ thiết kế sau:
+ Phối cảnh:
Ảnh phối cảnh của công trình là hình ảnh mô tả trực quan chân thực nhất từ ý tưởng thiết kế đến thực tế xây dựng. Hình ảnh phối cảnh giúp khách hàng hình dung rõ nét nhất về hình dạng, màu sắc, kiến trúc ngoại thất, vật liệu, cảnh quan…của ngôi nhà.
Ảnh phối cảnh thường là hình ảnh 3d, thể hiện hình ảnh 3 chiều, được render từ các góc khác nhau, để giúp chủ nhà có cái nhìn trực quan, sinh động nhất, dễ hình dung nhất về ngôi nhà của mình từ các góc nhìn khác nhau.
+ Mặt bằng:
Mặt bằng là hình chiếu của 1 tầng ngôi nhà lên mặt phẳng. Bản vẽ mặt bằng tổng thể giúp thể hiện vị trí ngôi nhà. Phần mặt bằng dùng để bố trí các vật dụng và chia vùng các phòng, lối đi lại được bố trí trong phạm vi 1 tầng của ngôi nhà. Thông qua bản vẽ mặt bằng có thể xác định được vị trí của mảnh đất, hướng nhà, cũng như hướng cửa ra vào.
Mặt bằng tầng trệt là bản vẽ nhìn từ trên xuống bố trí các phòng và vật dụng trong tầng trệt của ngôi nhà. Nét vẽ dày thể hiện các tường; nét mỏng tùy theo cách vẽ thể hiện cho cầu thang lên, bậc tam cấp hoặc cửa; hình tròn có ký hiệu số bên trong là các trục; hình vuông nhỏ đi chung nét tường thể hiện các cột.
+ Mặt đứng:
Mặt đứng là bản vẽ hình chiếu vuông góc với ngôi nhà, thể hiện mặt đứng của ngôi nhà. Mặt đứng là bản vẽ thiết kế thể hiện được các chi tiết trang trí kiến trúc nội thất cho ngôi nhà, kích thước cũng như vị trí của từng chi tiết như cửa đi, cửa sổ, ban công, mái, cầu thang, sàn, số tầng, vị trí hình dáng bên trong, vị trí ốp gạch, số tầng, kiến trúc bên trong…
+ Mặt cắt:
Mặt cắt là bản vẽ nhìn từ trên xuống, cắt ngang qua ngôi nhà (vuông góc thẳng đứng với ngôi nhà). Mặt cắt thể hiện kết cấu của các bộ phận trong ngôi nhà như kích thước cửa đi, cửa sổ, kích thước của tường nhà, cầu thang, mái, sàn, kích thước các tầng…và vị trí, hình dáng, kích thước bên trong ngôi nhà.
*Phần chi tiết bao gồm những bản vẽ thiết kế sau:
Bản vẽ chi tiết thể hiện một cách đầy đủ và chi tiết nhất toàn bộ kích thước cửa, wc, lát gạch…trong ngôi nhà. Ký hiệu, chú thích trong hồ sơ được trình bày rõ ràng giúp người đọc có thể hiểu nhanh và chính xác nhất bản vẽ nhà mình.
+ Mặt bằng kích thước: thể hiện rất đầy đủ, chi tiết cấu tạo từng chi tiết trong bố trí mặt bằng.
+ Mặt bằng lát gạch: mặt bằng lát gạch ghi rõ kích thước định vị từng loại gạch, chủng loại, màu sắc gạch cho toàn bộ ngôi nhà.
+ Mặt bằng trần: thể hiện rõ kích thước của trần.
+ Mặt bằng bố trí cửa, quy cách cửa: mặt bằng định vị cửa giúp định vị vị trí, kích thước cho toàn bộ hệ thống cửa của ngôi nhà. Quy cách cửa thể hiện đầy đủ loại cửa sẽ dùng trong mỗi vị trí ngôi nhà, chất liệu, kích thước, số lượng…Ký hiệu D1-D2-D3 dùng cho cửa đi, ký hiệu S1-S2-S3 dùng cho cửa sổ.
+ Chi tiết wc: thể hiện loại gạch sẽ lát trong nhà wc, vị trí sơn nước…
+ Chi tiết cầu thang, ban công: thể hiện độ cao, độ dốc của cầu thang, kích thước các bậc thang, kích thước ban công, lát gạch, sơn…
+ Chi tiết lan can: kích thước lan can, lát gạch, chất liệu làm lan can cho toàn bộ nhà.
+ Chi tiết vách kính:
+ Chi tiết các phòng khách, bếp – ăn, ngủ…: thể hiện vị trí đồ đạc trong các phòng, nội thất trong toàn bộ ngôi nhà.
*Phần kết cấu bao gồm những bản vẽ chi tiết sau:
+ Quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công.
+ Mặt bằng định vị cọc: thể hiện vị trí, khoảng cách giữa các cọc sẽ được thiết kế và thi công trên công trình. Từ đây, chủ đầu tư dễ dàng thấy được lưới cọc chạy trong công trình nhà mình cũng như cách thức bố trí, độ an toàn, tính đảm bảo khoa học, chính xác.
+ Mặt bằng móng, chi tiết móng: mặt bằng móng của mỗi công trình được hình thành dựa trên quá trình khảo sát thực tế và hiện trạng đất. Tùy thuộc vào từng loại nền đất mà kỹ sư kết cấu sẽ lên phương án bố trí móng phù hợp cho nhà như móng băng, móng cọc, móng đơn, móng bè…Thông thường với địa chất ở việt nam nói chung thì khi thiết kế các nhà 2 – 3 tầng thường sử dụng móng cọc.
+ Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
+ Mặt bằng dầm sàn, mặt bằng thép
*Phần điện bao gồm những bản vẽ chi tiết sau:
+ Sơ đồ điện
+ Mặt bằng bố trí chiếu sáng (đèn) các tầng
+ Mặt bằng bố trí ổ cắm các tầng
+ Mặt bằng bố trí tivi, điều hòa…các tầng
*Phần nước bao gồm những bản vẽ chi tiết sau:
+ Thuyết minh chung
+ Mặt bằng cấp nước các tầng
+ Mặt bằng thoát nước các tầng
+ Chi tiết lắp đặt đường nước
+ Chi tiết hố ga
+ Chi tiết hầm tự hoại
Đây là toàn bộ một hồ sơ thiết kế cơ sở của Nhà An Khang. Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ thiết kế, Nhà An Khang sẽ lên dự toán kinh phí xây dựng phù hợp với kinh phí của các chủ đầu tư có.
Trong thực tế quá trình làm việc với chủ đầu tư cũng như nhìu khách hàng khác khi liên lạc với chúng tôi rất nhiều gia đình đã lên lịch ngày động thổ, làm móng rất cận kề. Chính vì thế tâm lý lo lắng không biết có làm kịp hồ sơ thiết kế không thường xảy ra?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể, chủ đầu tư chỉ cần thống nhất phương án thiết kế, mặt bằng công năng, sau đó kỹ sư sẽ tiến hành bản vẽ kết cấu móng trước để chủ nhà kịp tiến độ thi công. Sau đó sẽ thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế.
Hồ sơ thiết kế của Nhà An Khang luôn đầy đủ, chi tiết nhất, dù bạn là nhà to, hiện đại, hay chỉ là nhà cấp 4, chúng tôi luôn đáp ứng đầy đủ hồ sơ cho bạn để các chủ đầu tư có thể yên tâm nhất khi xây nhà.
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ – XÂY DỰNG NHÀ AN KHANG
Địa chỉ: 1446/9 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp
Hotline: 0943.751.522 (Mr.Tiến)
Email: thietkenhaankhang@gmail.com
Website: thietkexaynha.com.vn